Mâm quả đám cưới là gì? Ý nghĩa của việc trao mâm quả cưới?

Mâm quả đám cưới là gì? Ý nghĩa của việc trao mâm quả cưới?
Ngày đăng: 29/08/2024 01:19 PM

    Mâm quả đám cưới là gì? Ý nghĩa của việc trao mâm quả cưới?

    Theo nhiều tư liệu thì mâm quả đám cưới có nguồn gốc từ lễ nạp tài. Qua thời gian phong tục trao mâm quả cưới đã trở thành một nét đẹp truyền thống mang đậm văn hóa, bản sắc dân tộc Việt.

    Nguồn gốc của mâm quả cưới?

    Như thông tin ở trên cho chúng ta biết, mâm quả cưới hỏi bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của người xưa. Trong truyện cổ tích Sơn Tinh, Thủy Tinh phải đáp ứng các yêu cầu về lễ vật của vua Hùng Vương thứ 18 mới được vua gả công chúa cho. Đây là minh chứng rõ ràng cho tục thách cưới.

    Cũng theo tục thách cưới, nếu mà nhà trai muốn sang thưa chuyện với nhà gái về việc hứa hôn, cưới hỏi thì phải mang theo những món quà cưới hay còn gọi là sính lễ cưới. Mang theo sính lễ gì thì sẽ dựa theo yêu cầu của nhà gái đưa ra mà đáp ứng, các sính lễ cưới đó chính là mâm quả đám cưới của chúng ta ngày nay

    Ý ngHĩa của mâm quả cưới?

    Mâm quả cưới được xem là nét đẹp truyền thống trong nghi lễ phong tục cưới hỏi của người Việt Nam từ xa xưa và lưu giữ đến ngày nay. Lễ cưới sẽ không được tiến hành nếu thiếu đi mâm quả cưới trong ngày trọng đại này.

    Mâm quả cưới được nhà trai chuẩn bị và trao, nhận diễn ra trước bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Vì lẽ đó, mâm quả trước hết được xem là sự thể hiện tình cảm của nhà trai lần đầu dành cho nhà gái. Cùng với đó, đây cũng chính là minh chứng cho hôn nhân của đôi bạn. Mâm ngũ quả đánh dấu cho tình cảm đôi lứa vào cái ngày cưới của cuộc sống hôn nhân về chung một nhà. Thế nên, mâm quả bao giờ cũng mang theo sự thiêng liêng thể hiện sự coi trọng và trách nhiệm của hai bên đối với cuộc hôn nhân này.

    6 mâm quả đám cưới gồm những gì?

    Trong phong tục cưới Việt thì mâm quả đám cưới là một nghi lễ vô cùng quan trọng. Do đó sự chuẩn bị mâm quả cũng phải đúng với truyền thống xưa nay. Tùy theo vùng miền mà sự chuẩn bị mâm quả này có sự khác nhau đôi chút. Đối với miền Trung và Nam thì mâm quả là số chẵn và thường là 6 mâm.

    Mâm quả đám cưới – Trầu cau

    Nói đến mâm quả ngày cưới gồm những gì thì phải kể đến đầu tiên đó chính là trầu cau.

    Mâm quả trầu cau xuất hiện trong lễ cưới người Việt là bắt đầu từ sự tích trầu-cau của cặp vợ chồng xa xưa được lan truyền bao đời của ông cha ta. Do vậy, trầu cau có trong mâm quả thể hiện mong muốn đôi ta khi về chung một nhà mãi luôn yêu thương và khăng khít, “quấn lấy nhau” bền chặt suốt đời như trầu cau.

    Để chuẩn bị cho mâm quả trầu cau ngày cưới số lượng thường được ông bà ta chuẩn bị xưa nay là 105 quả hoặc 60 tượng trưng cho trăm năm hay 60 năm cuộc đời. Mỗi quả cau đi cùng với 2 lá trầu. Trầu thắm cau xanh phải được lựa chọn thật kĩ và tươi xanh.

    Mâm bánh phu thê

    Bánh phu thê (xu xê hay xu xuê) cũng là một trong những mâm quả ngày cưới.

    Tùy theo từng vùng miền và yêu cầu của nhà gái mà đó có thể là bánh phu thê, bánh cốm, bánh pía, bánh đậu xanh hay bánh hồng,…

    Dù là loại bánh nào thì mâm quả cưới này cũng đều tượng trưng cho vị ngọt ngào và hòa quyện của tình yêu đôi lứa.

    Mâm trà – rượu – nến

    Tiếp theo mâm quả cần phải chuẩn bị là trà – rượu – nến.

    Với mâm quả này, dâng lên ông bà tổ tiên thể hiện sự thiêng liêng cũng như chứng giám của ông bà cho đôi bạn trẻ.

    Đây cũng được xem là một sự xin phép ông bà để nhà trai được phép rước nàng “về dinh”. Có sự chứng kiến và đồng tình của ông bà tổ tiên, của họ hàng đôi bên mong ước cho một cuộc hôn nhân thật nhiều tình nghĩa sau này.

    Mâm trái cây – Mâm quả đám cưới

    Ngoài 3 mâm quả kể trên thì mâm quả trái cây là điều cần chuẩn bị tiếp theo.

    Ông bà ta thường nói “hoa thơm quả ngọt”. Vì thế mà đây được xem như là mong ước cho một cuộc sống hôn nhân đôi lứa với nhiều hương vị ngọt, thơm trải qua cùng nhau. Tình yêu của chúng ta nồng nhiệt, đơm hoa kết trái rồi sẽ cho quả ngọt là những đứa con thật đáng yêu.

    Khi lựa chọn mâm quả trái cây thì cần lưu ý những quả có vị đắng, chát mà ông bà ta thường kiêng cử như lựu, lê, chuối, cam,…

    Mâm xôi gấc – gà luộc

    Một mâm quả tiếp theo phải kể đến đó chính là xôi gấc và gà luộc.

    Xôi gấc được chuẩn bị trong mâm quả thường được nấu từ loại nếp ngon hảo hạng được chọn lựa thật kĩ.

    Xôi gấc chủ yếu có hình dạng trái tim bên trên cái đóng dấu chữ Hỷ cũng có vùng xôi gấc ở dạng tròn. Hình ảnh những bánh xôi gấc hình trái tim với màu đỏ (màu son) vừa để chúc mừng lễ cưới và biểu hiện cho sự son sắt, thủy chung của cặp vợ chồng.

    Mâm quả khác

    Ngoài những mâm quả kể trên thì mâm quả thứ 6 được chuẩn bị tùy theo từng vùng miền và điều kiện từng gia đình.

    Nếu là miền Nam thì heo quay hoặc trang phục áo dài thường là sính lễ được lựa chọn ở mâm quả này. Còn miền Trung thì người ta thường để vào mâm quả nem chả. Hoặc ngoài ra thì cũng có thể là tiền, mứt sen, chè,….

    Tổng kết

    Trên đây là thông tin về 6 mâm quả đám cưới mà Á Châu Media tổng hợp gửi đến bạn. Phong tục cưới hỏi của người Việt Nam mang nét truyền thống đặc sắc cần được lưu giữ và phát huy.

    Nếu còn băn khoăn về chụp ảnh cưới, trang phục khi chụp ảnh cưới hay trung tâm tổ chức sự kiện… thì Á Châu Media thực sự là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn đấy nhé!!!

    Map
    Zalo
    Hotline